Ứng dụng SOLIDWORKS để lập kế hoạch sản xuất (CAPP)

Rate this post

CAPP sử dụng những dữ liệu đã có về CAD/CAM để ứng dụng nhanh chóng các thông số công nghệ vào sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường. Với SOLIDWORKS, bạn hoàn toàn có thể áp dụng các modul để tính toán CAPP đơn giản nhờ ứng dụng SOLIDWORKS để lập kế hoạch sản xuất

Các bước ứng dụng SOLIDWORKS để lập kế hoạch sản xuất

“CAPP” là một khái niệm mới đã và đang được ứng dụng và phát triển trong sản xuất. CAPP là từ viết tắt của Computer-aided process planning  nghĩa là lập kế hoạch sản xuất với sự trợ giúp của máy tính. CAPP ra đời giúp cho việc tối ưu hóa quá trình lập quy trình công nghệ gia công, giảm thời gian tính toán giá thành sản phẩm. CAPP sử dụng những dữ liệu đã có về CAD/CAM để ứng dụng nhanh chóng các thông số công nghệ vào sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Với SOLIDWORKS, bạn hoàn toàn có thể áp dụng các modul để tính toán CAPP đơn giản. Hôm nay, tôi sẽ giới thiệu tới các bạn khả năng ứng dụng nhanh chóng khi lập quy trình sản xuất cho một chi tiết đơn giản bằng SOLIDWORKS.

Tôi nhận được một bản vẽ của khách hàng từ file AutoCAD, cùng với đó là yêu cầu chia thành một số cấu hình khác nhau. CAPP được ứng dụng như thế nào?

 

Step 1: Chuyển sang đồ họa 3D cho chi tiết

SW capp 1

Việc chuyển đổi sang hình học 3D giúp bạn có được góc nhìn tổng quát về sản phẩm, dễ dàng đánh giá lại bản thiết kế sẽ được áp dụng trước khi đưa chúng vào sản xuất. SOLIDWORKS hoàn toàn có thể đọc trực tiếp file dwg và việc chuyển sang hình học 3D của chi tiết thực sự dễ dàng.

 

STEP 2: Ứng dụng Design Table để tạo lập các cấu hình

Chi tiết có dạng trục và việc phân tích các yếu tố công nghệ luôn đặt lên hàng đầu. Các đồng nghiệp của tôi nhanh chóng xác định cổ trục nào là quan trọng nhất, từ đó, xây dựng lên chuỗi kích thước các cổ trục còn lại, nhưng vẫn đảm bảo được khả năng gia công cũng như  các yêu cầu kĩ thuật từ phía khách hàng. Với chuỗi kích thước, tôi nhanh chóng xây dựng các cấu hình chi tiết khác nhau của sản phẩm. Nhiệm vụ tiếp theo là xây dựng các quy trình công nghệ khác nhau cho từng cấu hình chi tiết. Việc này có thể áp dụng trong Assembly để tạo các dữ liệu khác nhau, các cấu hình khác nhau sẽ sử dụng các phương pháp gia công khác nhau.

SW capp 2

STEP 3: Ứng dụng SOLIDWORKS Costing để tính toán giá thành sản phẩm

sw capp 3

Sw capp 4

Yêu cầu báo giá sản phẩm thường  phải được giải quyết nhanh chóng. Việc tính toán thông thường sẽ trở nên khó khăn và mất thời gian nhất là đối với các chi tiết có biên dạng phức tạp, nhiều nguyên công khác nhau, ứng dụng trên nhiều máy gia công khác nhau. Công cụ SOLIDWORKS Costing giúp bạn nhanh chóng có kết quả bằng một vài sự lựa chọn trên temple mà bạn đã setup từ trước.

Giao diện Costing cho phép bạn lựa chọn và setup các thông số kĩ thuật của chi tiết, và đặc biệt hơn nữa chúng ta hoàn toàn có thể setup các thông số công nghệ khi gia công chi tiết và ứng dụng ngược sang các cấu hình còn lại của chi tiết

Việc setup các thông số công nghệ rất đơn giản và nhanh chóng dựa trên các thông số công nghệ mà các kĩ sư CAM đã thiết lập cho bạn, sau đó phần mềm sẽ tự động update cho bạn giá của sản phẩm

STEP 4: Thay đổi cấu hình chi tiết và update thông tin

Khi chúng ta thay đổi cấu hình chi tiết, SOLIDWORKS sẽ nhanh chóng lấy lại dữ liệu trên templete để update sang chi tiết mới, việc này hoàn toàn có thể áp dụng với các chi tiết có biên dạng tương tự hay chúng ta sẽ update dữ liệu sang một chi tiết hoàn toàn mới mà vẫn sử dụng các thông số công nghệ của máy, chế độ cắt… Mục đích của CAPP là sử dụng những dữ liệu sẵn có để áp dụng nhanh chóng vào sản xuất mới. Sau bài Ứng dụng SOLIDWORKS để lập kế hoạch sản xuất đến bài viết tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Design Table và các tính toán Costing trong SOLIDWORKS , từ đó xây dựng một quy trình công nghệ chuẩn cho một chi tiết hoàn toàn mới dựa trên các dữ liệu cũ đã được mã hóa.

Nguyễn Trung Đức

Chuyên gia Kỹ thuật SOLIDWORKS – ViHoth

Để lại một bình luận